Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2018

Xuất khẩu điều của Việt Nam đứng số 1 thế giới: nên mừng hay lo?

Giá điều thô trong nước lên cao, xuất khẩu điều cũng tăng mạnh về giá trị nhưng cả người trồng điều lẫn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn đang đối mặt với rất nhiều âu lo. Xuất khẩu điều số 1 thế giới, người trồng vẫn gặp khó Tổng kết của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, ngành xuất khẩu hạt điều cả nước năm 2017 vừa qua đạt 353.000 tấn, kim ngạch lên đến 3,52 tỷ USD. Dự báo, nhu cầu sử dụng hạt điều trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng khoảng 10% mỗi năm. Còn theo Hội đồng Hạt và Quả khô quốc tế (INC), hạt điều đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hạt khô toàn cầu với tổng giá trị khoảng 30 tỷ USD/năm. Với kết quả của năm 2017, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến và xuất khẩu nhân điều. Hạt điều đồng thời cũng đứng đầu “bảng tổng sắp” trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xếp trên cả rau quả, cà phê, lúa gạo và hồ tiêu. Thế nhưng, với người trồng điều trong nước, sản lượng năm 2017 vừa qua chỉ còn bằng 50% so vớ...

Giá trị xuất khẩu hạt điểu: đã đạt tới mức 4 tỉ USD?

Hạt điều luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Thật vậy, chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2018, XK nhân điều tăng trưởng rất mạnh cả về lượng và giá trị. Thị trường nhân điều trong năm nay được đánh giá là vẫn rất thuận lợi. Nhưng một câu hỏi đang được đặt ra là XK điều có đạt được mốc 4 tỷ USD hay không? Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm, ngành điều đã XK được 46.137 tấn nhân điều, đạt giá trị 473.408 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhân điều XK tăng tới 47,7%, còn giá trị tăng 66,2%. Như vậy, trong nhóm hàng nông lâm thủy sản chủ lực, nhân điều đang là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất cả về lượng lẫn giá trị XK, đứng trên cả rau quả (XK rau quả trong 2 tháng đầu năm tăng 54,3% về giá trị). Lượng và giá trị XK điều tăng rất mạnh như trên, cho thấy nhu cầu của thị trường thế giới về mặt hàng này vẫn đang tăng lên. Trong tháng 1, giá nhân điều XK tiếp tục tăng so với tháng 12/2017 và đạt bình quân 10.253,6 USD/...

Một số điều cơ bản cần biết về chứng chỉ FSC - CoC

Công ty cổ phần chứng nhận và kiểm định Vinacontrol hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và chứng nhận FSC - CoC cho các doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm. Nếu khách hàng muốn nắm bắt thêm thông tin, vui lòng liên hệ trực tiếp tới số hotline 18006083 để được hỗ trợ kịp thời nhất. Chứng chỉ FSC là gì ? CoC là gì?         FSC (Forest Stewardship Council) là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác, Tháng 10/2004 hiệp hội quản lý rừng tại Đức đã công bố các quy định mới về hệ thống các tiêu chuẩn   bao gồm hệ thống kiểm soát và dán nhãn lên các sản phẩm được làm từ nguyên liệu đã được chứng nhận FSC.       Bên cạnh đó còn có hệ thống các tiêu chuẩn nhằm cải tiến hệ thống quản lí gỗ từ các rừng chưa được chứng nhận và hệ thống chứng nhận toàn cầu đầu tiên để xác định và kiểm tra nguyên liệu tái chế.các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu buộc phải có ...

Hàng gỗ xuất khẩu ra nước ngoài cần có chứng chỉ rừng FSC

Hiện nay, nhiều khách hàng lớn ở các nước châu Âu khi ký hợp đồng mua bán hàng lâm sản chế biến thường yêu cầu bên bán xuất trình chứng chỉ rừng (FSC). FSC là chứng nhận nguồn gốc gỗ được khai thác từ khu rừng được đầu tư, khai thác và bảo vệ theo tiêu chuẩn rừng bền vững. FSC do các tổ chức quốc tế cấp. Bởi lẽ châu Âu là thị trường lớn của hàng lâm sản xuất khẩu VN, nên các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lâm sản đã bắt đầu quan tâm đến FSC. Ký nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn Ông Lâm Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Scanviwood, cho biết: Hàng gỗ chế biến Việt  Nam  đang cạnh tranh tốt với  Malaysia ,  Indonesia  về giá cả, chất lượng. Rất tiếc, năng lực sản xuất của VN còn nhỏ nên không đáp ứng được đơn hàng lớn. Quý I/2003, kim ngạch xuất khẩu của Scanviwoood sang thị trường EU đạt 5 triệu USD (kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 17 triệu USD với số lượng 700 container chủ yếu là những sản phẩm gỗ nội thất và ngoài trời). Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Trưởng P...

Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản Việt có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài

Ngày 16/6, tại Cần Thơ, Liên minh tạo thuận lợi thương mại Việt Nam phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Hội thảo quốc tế “Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản, thực phẩm Việt hội nhập”.  Hội thảo gồm các nội dung bàn về những bộ tiêu chí về an toàn thực phẩm mà chúng ta phải tuân thủ để đạt yêu cầu xuất khẩu hàng hóa, đã thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.  Tại hội thảo, đa phần các chuyên gia đều nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân theo những tiêu chí khắt khe về an toàn thực phẩm của nước nhập hàng.  Thời gian vừa qua, một số đơn hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam với các đối tác ở thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản bị hủy do không đáp ứng được tiêu chuẩn của nước sở tại. Không dừng lại ở đó, liền sau những đơn hàng bị hủy là sự kiểm soát khắt khe hơn đối với...

Một số vấn đề về xuất khẩu nông sản chủ lực ở Việt Nam

Nông sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập. Làm thế nào để tận dụng lợi thế, cơ hội vượt qua được các khó khăn thách thức là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm nhưng chưa thực sự ổn định. Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (19%), EU (16%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản (8%), Hàn Quốc (5%)… Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường. Đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nô...

Xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ: cần lưu ý những gì?

(TBKTSG) - Việc hiểu những quy định Mỹ đề ra trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) có thể giúp các doanh nghiệp đã và đang có ý định xuất khẩu vào thị trường này tránh được những sai lầm không đáng có. Một ngày cuối tháng 7, bà Lê Thanh Trúc, Giám đốc một công ty ở Bến Tre, đã tranh thủ lên TPHCM dự buổi hội thảo chia sẻ về những lưu ý khi xuất khẩu hàng vào Mỹ   (*) . Năm nay, công ty của bà chưa có kế hoạch xuất hàng sang thị trường này nhưng bà vẫn lo chuẩn bị cho tương lai. Một trong những nội dung đáng lưu tâm, theo bà Trúc, đó là việc trước khi xuất hàng sang Mỹ, doanh nghiệp cần đăng ký với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và gửi thông báo trước khi xuất hàng đi, dù chỉ là hàng mẫu. Từ khóa quan trọng được bà Trúc nhấn mạnh là “hàng mẫu”, bởi như bà chia sẻ, không ít doanh nghiệp Việt Nam chủ quan, cho là với hàng mẫu thì cứ gửi đi khi đối tác yêu cầu, chẳng làm sao cả. Thực tế ngay tại hội thảo đã có doanh nghiệp trình bày họ cũng từng mắc phải lỗi n...

Nông sản Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn gì để được xuất khẩu qua Mỹ?

Một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ với nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng như thủy hải sản, gạo, hồ tiêu, cà phê, trái cây. Tuy nhiên, để nông sản Việt đặt chân được vào thị trường Mỹ thì cần đạt những tiêu chuẩn nhất định như đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng mọi nguyên tắc xuất khẩu, kiểm soát theo chuỗi. Đó là những quy định nhập khẩu sản phẩm khắt khe của Mỹ, Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản sang Mỹ cần đáp ứng được. Cụ thể, các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ bao gồm: Có đăng ký kèm xác nhận từ đơn vị đại diện nhập khẩu Mỹ: Theo luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ, các đơn vị xuất khẩu thực phẩm Việt Nam 2 năm 1 lần phải sang Mỹ để tiến hành đăng ký lại cơ sở sản xuất, người đại diện ở Mỹ tại Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm  FDA, cấp mã số mới. Có nhiều cơ sở sản xuất bị hủy mã số do không đăng ký lại, không đúng thủ tục. Năm 2017 FDA điều chỉnh luật hiện đại hóa a toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể doanh nghiệp ...