Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Năm 2018, Mỹ vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam

Niên vụ 2017/18, hạt điều bị mất mùa trên diện rộng ở nhiều địa phương như Đạ Tẻ, Đạ Huai, Cát Tiên (Lâm Đồng), Bù Gia Mập (Bình Phước)… do thời tiết không thuận lợi, cộng với việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc của nhiều hộ trồng điều. Theo ước tính của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), sản lượng hạt điều niên vụ 2017/18 của cả nước đạt khoảng 300.000 tấn, thấp hơn so với ước tính ban đầu khoảng 400.000 – 500.000 tấn.  Ngoài năng suất giảm, hạt điều trong nước còn bị giảm về chất lượng, đã ảnh hưởng đến giá mặt hàng. Tuần giữa tháng 4/2018, giá hạt điều thô ở tỉnh Bình Phước chỉ còn khoảng 29.000 đồng/kg, giảm từ 12.000 - 14.000 đồng/kg so với đầu vụ. Tại một số địa phương khác, giá hạt điều thô duy trì ở mức từ 33.000 - 35.000 đồng/kg tùy chất lượng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều trong tháng 3/2018 đạt 28,5 nghìn tấn, trị giá 286 triệu USD, tăng 86,2% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với tháng 2/2018, tăng 17,9% về lượng và tăng 24,6% về trị ...

Sản phẩm nông nghiệp chuyên sâu của Việt Nam đang dần chinh phục thị trường ngoại

Dù liên tục xuất hiện những lời kêu gọi giải cứu trong nước nhưng sản lượng xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm 2018 liên tục tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương, ngành rau quả có kim ngạch xuất khẩu vô cùng ấn tượng. Chỉ từ 01/01/2018 đến hết 15/5/2018 ngành này đã xuất khẩu hơn 1,47 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, góp phần không nhỏ duy trì giá trị thặng dư xuất khẩu 2,51 tỷ USD tính từ đầu năm. Về kim ngạch xuất khẩu rau quả có nhiều tháng vượt cả dầu thô và là mức tăng trưởng kỷ lục, đánh dấu sự khởi sắc trong 4 năm liên tiếp gần đây. Vậy do đâu kim ngạch xuất khẩu hàng rau củ lại tăng trưởng mạnh mẽ và nhiều khởi sắc như vậy? Lý do quan trọng nhất cần kể đến là sự chú trọng, đầu tư về sản phẩm chuyên sâu. Thay vì xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến sản xuất sản phẩm chuyên sâu từ các loại rau củ như sản phẩm dạng puree, dạng bột, dầu, rượu vang… Hơn th...

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng cho các doanh nghiệp hoàn thiện việc chuyển đổi chứng nhận ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004

Ngày 11/9/2017, ISO và IAF ra thông báo chung nhân sự kiện chỉ còn đúng một năm nữa, là ngày 15/9/2018 tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 sẽ hết hiệu lực, tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và môi trường phải được hoàn tất chuyển đổi sang phiên bản chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 / ISO 14001:2015 gặp không ít vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi. Trong khi thời hạn chỉ còn lại 4 tháng, việc chuyển đổi cũng mất rất nhiều thời gian, do đó doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi này. Vinacontrol CE chia sẻ những thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm từ đội ngũ đánh giá viên trong quá trình triển khai chuyển đổi phiên bản mới trong thực tiễn. Hỏi: Phiên bản tiêu chuẩn mới khác gì so với bản tiêu ch...

Một số quy định quan trọng về hàng nội thất xuất khẩu sang EU

Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nói chung và Việt Nam nói riêng. Với 27 quốc gia thành viên, EU có tổng số dân khoảng 460 triệu người. Đây là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới và là thị trường xuất khẩu nội thất lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt  Nam  sang EU còn khá khiêm tốn. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU đạt khoảng 600 triệu USD. Đồ gỗ của nước ta đã thâm nhập được vào hầu hết các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Mục tiêu của ngành là đạt kim ngạch 780 triệu USD vào năm 2008, tăng 30% so với năm 2007. Mặc dù tiêu thụ đồ nội thất rất lớn nhưng các nước EU cũng đặt ra nhiều quy định bắt buộc và phi bắt buộc đối với những nhà xuất khẩu thông qua những quy định pháp luật, qua nhãn  hiệu, ký mã hiệu và hệ thống quản lý của mỗi nước. Những yêu cầu này còn dựa trên mối quan tâm về mô...