Chuyển đến nội dung chính

Tăng trưởng kim ngạch từ các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 9,66% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng chiếm 78,3% và ngược lại nhóm hàng suy giảm chỉ chiếm 21,6%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 9,66% so với cùng 2017 đạt 21,6 tỷ USD – đây là thị trường đạt cao nhất, chiếm 18,9% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong số hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ thời gian này có tới 6 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó dệt may 6,3 tỷ USD, chiếm 29,6% tỷ trọng tăng 11,23%. Đứng thứ hai là giày dép 2,7 tỷ USD, tăng 11,40%, kế đến là điện thoại và linh kiện, gỗ và sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ tăng lần lượt 12,32%; 12,48% và 11,15% đạt tương ứng 2,3 tỷ USD; 1,6 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác của Việt Nam xuất sang Mỹ có thể kể đến hạt điều, thủy sản, phương tiện vận tải…
Nhìn chung, nửa đầu năm nay hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều có kim ngạch tăng trưởng số nhóm hàng này chiếm 78,3% và ngược lại nhóm hàng với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 21,6%.
Đáng chú ý, nhóm hàng dầu thô xuất sang Mỹ thời gian này tăng đột biến, gấp 4 lần so với cùng kỳ (tức tăng 381,95%) tuy kim ngạch đạt 68,4 triệu USD. Bên cạnh đó nhóm hàng xơ sợi dệt cũng có tốc độ tăng mạnh, gấp 1,03 lần (tức tăng 103,21%) đạt 21 triệu USD.
Ngoài ra, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắt thép cũng có tốc độ tăng khá, tăng lần lượt 80,19% và 83,53% tương ứng với 21,1 triệu USD; 375,6 triệu USD.
Ngược lại, trong 6 tháng đầu năm 2018 Mỹ giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam các nhóm hàng như: hạt tiêu (36,6%), máy ảnh máy quay phim (35,56%), hóa chất (24,74%), cao su (20,45%)….
10 nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2018
Mặt hàng
6T/2018
6T/2017
+/- so sánh (%)
Tổng
21.597.922.071
19.695.139.804
9,66
hàng dệt, may
6.395.920.325
5.750.357.887
11,23
giày dép các loại
2.760.003.700
2.477.546.722
11,40
điện thoại các loại và linh kiện
2.302.216.352
2.049.618.320
12,32
gỗ và sản phẩm gỗ
1.695.964.018
1.507.792.379
12,48
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
1.360.577.140
1.224.105.360
11,15
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.295.076.917
1.346.533.928
-3,82
hạt điều
646.824.927
543.300.982
19,05
hàng thủy sản
632.777.475
638.319.906
-0,87
phương tiện vận tải và phụ tùng
624.941.878
490.389.311
27,44
túi xách, ví,vali, mũ, ô dù
590.892.426
676.555.315
-12,66
















(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Đối với nhóm hàng sắt thép, việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng bất lợi. Chưa hết với mức thuế nhập khẩu 25% áp dụng cho mặt hàng thép nhập khẩu vào Mỹ, thì ngày 21/5, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm thép từ Việt Nam nhưng được cho là có xuất xứ Trung Quốc.
Cụ thể, Hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp ở mức 256,44% đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết sẽ đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tương tự đối với thép chống gỉ (corrosion-resistant steel) và thép cuộn cán nguội từ Việt Nam có nguồn gốc là thép cuộn cán nóng (hot-rolled steel) do Trung Quốc sản xuất. Trong đó, thép chống gỉ từ Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05%.
Xung quanh những rào cản thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với thép Việt, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra điều kiện miễn trừ đối với sản phẩm thép sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với điều kiện là sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước thứ ba và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó có những quy trình thủ tục yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam ông Nguyễn Văn Sưa, cạnh tranh trong ngành thép gồm rất nhiều khía cạnh như: Chất lượng, giá cả, dịch vụ, bảo hành… Vì vậy trong tương lai, để gia tăng tính cạnh tranh, giảm bớt rủi ro thị trường, giải pháp căn bản nhất là các doanh nghiệp ngành thép phải liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao khả năng quản trị, sản xuất... Các doanh nghiệp cũng phải nâng cao sự hiểu biết về thương mại quốc tế, các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), luật pháp của các nước để tránh rủi ro thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có sự phân bổ thị trường hợp lý, không nên chỉ tập trung vào một thị trường, tránh tình trạng sản lượng tăng đột biến, tạo cớ để các nước dựng lên hàng rào thương mại.
(Theo Vinanet.vn)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng nhận ván dăm PB xuất khẩu Mỹ theo tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2

Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn CARB P2 , TSCA Title VI liên hệ với Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ. I, Tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2 là gì ? TSCA Title VI ( Toxic Substances Control Act) là tiêu chuẩn được đưa ra bởi ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ EPA (United States Environment Protection Agency) có giá trị đối với hầu hết các mặt hàng được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, các loại keo sử dụng trong sản xuất gỗ tại Mỹ và nhập khẩu vào Mỹ nhằm kiểm soát lượng khí thải formaldehyde trong sản phẩm. Chứng nhận CARB P2 thực chất là một chứng nhận liên quan đến việc kiểm tra khí thải độc lập của bang và kiểm toán nhà máy trong các quá trình sản xuất cho các nhà máy chủ yếu ở California, Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi, kể cả các dòng ván được sản xuất ở Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng phải đạt được chứng nhận này mới được phép nhập.         C...

Quy trình kiểm định bình áp lực - Vinacontrol

1.Kiểm định bình áp lực là gì? Thiết bị áp lực là loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì dù được sử dụng đúng mục đích và hướng dẫn nhưng trong quá trình làm việc vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất độc hại ra môi trường… Đó là nguy cơ gây tai nạn, thương vong cho con người. Kiểm định bình áp lực là một hoạt động kiểm tra sự an toàn của sản phẩm theo một tiêu chuẩn đưa ra nhằm đảo bảo an toàn cho người dùng. Kiểm định an toàn mang lại nhiều lợi ích trong đời sống cũng như sản xuất của con người. Chu kì kiểm định bình áp lực: - Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng; - Kiểm định định kỳ: Trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành cho từng loại thiết bị; - Kiểm định bất thường khi: Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn; Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị; Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nướ...

Tư vấn chứng nhận ISO 9001 với chi phí ưu đãi

Vinacontrol CE HCM luôn có mức chi phí ưu đãi, hợp lí khi chứng nhận hệ thống ISO 9001 đối với từng doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 9001 giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả vận hành tốt nhất 1.Khái quát về tư vấn ISO 9001 ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, Quality management system-Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng. Nếu doanh nghiệp chưa từng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, doanh nghiệp cần xây dựng các qui trình theo chuẩn chất lượng, Vinacontrol CE sẽ hỗ trợ chi tiết quý doanh nghiệp các ...