Chuyển đến nội dung chính

Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018

Theo Báo cáo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2018, trị giá  xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 15,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó các nhóm hàng đóng góp lớn nhất lần lượt là: điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,13 tỷ USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng khác tăng 1,89 tỷ USD, hàng dệt may tăng 1,86 tỷ USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & lk tăng 1,81 tỷ USD, sắt thép các loại tăng 750 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 655 triệu USD, giày dép các loại tăng 650 triệu USD, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 568 triệu USD, gạo tăng 495 triệu USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 455 triệu USD, hàng thủy sản tăng 401 triệu USD…
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,32 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2018, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 22,62 tỷ USD, tăng 16% so với cùng thời gian năm trước.
Trong nửa đầu năm 2018 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường: EU (28 nước): 6,79 tỷ USD, tăng 17,8%; Hoa Kỳ: 2,3 tỷ USD, tăng 12,3%; Hàn Quốc: 2,24 tỷ USD, tăng 31%; Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất: 2,17 tỷ USD, tăng 12,9%...
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 6 đạt 2,49 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt 13,44 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với trị giá đạt 3,69 tỷ USD, tăng 29%; xuất khẩu sang EU (28 nước) đạt trị giá 2,49 tỷ USD, tăng 16,8%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 56% so với cùng thời gian năm trước…
 Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,75 tỷ USD, tăng 16,6% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng từ đầu năm 2018 đạt 13,64 tỷ USD, tăng 15,7%, so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 quý đầu năm 2018, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 6,4 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng thời một năm trước đó và chiếm 46,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường thị trường EU đạt trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 12,2%, thị trường Nhật Bản đạt trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 23,9% so với một năm trước đó; thị trường Hàn Quốc đạt trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 25,4%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2018 đạt 1,36 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong nửa đầu năm 2018 đạt 7,88 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 6 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,36 tỷ USD, tăng 11,2%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; Ấn Độ với 1,12 tỷ USD, tăng gấp 6,8 lần; Nhật Bản với 883 triệu USD tăng 6% so với cùng thời gian năm 2017...
Giày dép các loại: xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 6/2018 đạt 1,46 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong nửa đầu năm 2018 đạt 7,69 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 2,76 tỷ USD, tăng 12,9%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 2,29 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 668 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng thời gian năm 2017.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 613 triệu USD, giảm 13,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong nửa đầu năm 2018 đạt 4,03 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 1,17 tỷ USD, tăng 15,1%; sang Hoa Kỳ đạt 625 triệu USD, tăng 27,4%; sang Singapore đạt trị giá 246 triệu USD, tăng 2,4 lần so với cùng thời gian năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2018 đạt trị giá 750 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng từ đầu năm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 quý đầu năm 2018 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc với 556 triệu USD, tăng 1,1%; sang Nhật Bản với 528 triệu USD, tăng 4,9%; …
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 764 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 3,97 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng thời gian năm trước.
Hàng thủy sản trong nửa đầu năm 2018 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: EU (28 nước) với 704 triệu USD, tăng 21,3%; Hoa Kỳ: 633 triệu USD; giảm nhẹ 0,5%; Nhật Bản: 615 triệu USD, tăng 5,1%; Trung Quốc: 482 triệu USD, tăng 12% … so với một năm trước đó.
Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt 453 nghìn tấn, với trị giá đạt 350 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 1,4% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 6 tháng từ đầu năm 2018 đạt 2,81 triệu tấn, trị giá 2,11 tỷ USD, tăng 38,7% về lượng và tăng 55,4% về trị giá.
Sắt thép các loại 6 tháng đầu năm nay chủ yếu xuất khẩu qua các thị trường Campuchia là 596 nghìn tấn, tăng 50,1%; Hoa Kỳ: 439 nghìn tấn, tăng 77,8%; In-đô-nê-xi-a: 334 nghìn tấn, tăng 26,4%; Ma-lai-xi-a: 335 nghìn tấn, tăng 88%; EU (28 nước): 325 nghìn tấn, tăng 123% so với cùng kỳ năm trước.
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng là 380 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 2,06 tỷ USD, tăng 38,1% so với cùng thời gian năm trước.
Trong 2 quý đầu năm, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường:  Trung Quốc với 917 triệu USD, tăng 16,9%; Hồng  Kông: 589 triệu USD; tăng 41,6%; Hàn Quốc: 186 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với một năm trước đó…
Nguồn: Baohaiquan.vn

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng nhận ván dăm PB xuất khẩu Mỹ theo tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2

Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn CARB P2 , TSCA Title VI liên hệ với Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ. I, Tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2 là gì ? TSCA Title VI ( Toxic Substances Control Act) là tiêu chuẩn được đưa ra bởi ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ EPA (United States Environment Protection Agency) có giá trị đối với hầu hết các mặt hàng được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, các loại keo sử dụng trong sản xuất gỗ tại Mỹ và nhập khẩu vào Mỹ nhằm kiểm soát lượng khí thải formaldehyde trong sản phẩm. Chứng nhận CARB P2 thực chất là một chứng nhận liên quan đến việc kiểm tra khí thải độc lập của bang và kiểm toán nhà máy trong các quá trình sản xuất cho các nhà máy chủ yếu ở California, Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi, kể cả các dòng ván được sản xuất ở Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng phải đạt được chứng nhận này mới được phép nhập.         C...

Quy trình kiểm định bình áp lực - Vinacontrol

1.Kiểm định bình áp lực là gì? Thiết bị áp lực là loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì dù được sử dụng đúng mục đích và hướng dẫn nhưng trong quá trình làm việc vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất độc hại ra môi trường… Đó là nguy cơ gây tai nạn, thương vong cho con người. Kiểm định bình áp lực là một hoạt động kiểm tra sự an toàn của sản phẩm theo một tiêu chuẩn đưa ra nhằm đảo bảo an toàn cho người dùng. Kiểm định an toàn mang lại nhiều lợi ích trong đời sống cũng như sản xuất của con người. Chu kì kiểm định bình áp lực: - Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng; - Kiểm định định kỳ: Trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành cho từng loại thiết bị; - Kiểm định bất thường khi: Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn; Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị; Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nướ...

Tư vấn chứng nhận ISO 9001 với chi phí ưu đãi

Vinacontrol CE HCM luôn có mức chi phí ưu đãi, hợp lí khi chứng nhận hệ thống ISO 9001 đối với từng doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 9001 giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả vận hành tốt nhất 1.Khái quát về tư vấn ISO 9001 ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, Quality management system-Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng. Nếu doanh nghiệp chưa từng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, doanh nghiệp cần xây dựng các qui trình theo chuẩn chất lượng, Vinacontrol CE sẽ hỗ trợ chi tiết quý doanh nghiệp các ...