Chuyển đến nội dung chính

Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ quốc tế


Chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế
Hệ thống chứng chỉ rừng hiện nay chủ yếu có 3 loại:
(1) Chứng chỉ FM – Chứng chỉ Quản lý rừng (Forest Management Certification): Là chứng chỉ cấp cho một hoặc các khu rừng được xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế từ lúc trồng, quản lý đến khai thác/thu hoạch.
(2) Chứng chỉ CW - Chứng chỉ gỗ có kiểm soát (Controlled Wood Certification): Là chứng chỉ xác nhận gỗ hoặc nguyên liệu gỗ không phải từ các nguồn sau: Gỗ khai thác trái phép; Gỗ khai thác vi phạm các quyền truyền thống và dân sự; Gỗ khai thác từ các khu rừng mà hoạt động quản lý đe dọa các giá trị bảo tồn cao; Gỗ khai thác trong các khu rừng được chuyển đổi từ rừng tự nhiên và bán tự nhiên thành rừng trồng hoặc đất không có rừng; Gỗ từ rừng trong đó có trồng loài biến đổi gen.
(3) Chứng chỉ CoC – Chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody Certification): Là chứng chỉ cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp chứng minh được các sản phẩm chế biến từ gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng chỉ FM.
Hệ thống chứng nhận FSC
FSC là tổ chức phi chính phủ, thành lập năm 1993, trụ sở chính hiện đóng tại Bonn, Đức. FSC là hiệp hội của các thành viên gồm đại điện của các NGOs về môi trường và xã hội, chuyên gia lâm nghiệp, thương mại gỗ, tổ chức cấp chứng chỉ…
Chăm sóc vườn cây giống tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.

Sứ mệnh của FSC là làm cho rừng của thế giới đáp ứng được những quyền lợi về xã hội, sinh thái và kinh tế, những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.
FSC không trực tiếp đánh giá và cấp chứng chỉ mà ủy quyền cho các tổ chức đánh giá (tổ chức chứng nhận) độc lập có đủ uy tín, kinh nghiệm, chuyên môn thay mặt FSC đánh giá các chủ rừng muốn được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững của FSC.
Bộ tiêu chuẩn FSC FM/CoC nhấn mạnh về việc giảm thiểu hóa tác động bất lợi của các hoạt động đến môi trường, tối đa hóa lợi ích xã hội và duy trì giá trị bảo tồn quan trọng của rừng.
Tiêu chuẩn FSC có ý nghĩa quan trọng áp dụng toàn cầu, từ rừng nhiệt đới đến ôn đới ở các nước phát triển và đang phát triển. Tiêu chuẩn FSC hiện hành bao gồm 10 nguyên tắc. Trong đó, 9 nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các loại rừng, nguyên tắc 10 được xây dựng riêng cho rừng trồng. Nội dung cụ thể của các nguyên tắc như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc của FSC
2. Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất
3. Quyền của người bản địa
4. Quan hệ cộng đồng và quyền của người công nhân
5. Lợi ích từ rừng
6. Tác động môi trường
7. Lập kế hoạch quản lý
8. Giám sát và đánh giá
9. Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao
10. Rừng trồng
Hệ thống chứng chỉ FSC đã vào Việt Nam được khoảng 20 năm.
Hệ thống chứng nhận PEFC
PEFC là tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, phi chính phủ chuyên thúc đẩy Quản lý rừng bền vững thông qua tổ chức chứng nhận độc lập thứ ba. PEFC làm việc thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng từ rừng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững đảm bảo gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn cao nhất về sinh thái, xã hội và đạo đức.
Nhờ nhãn sinh thái đó, khách hàng và người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm từ các khu rừng được quản lý một cách bền vững. PEFC là một tổ chức bảo trợ. Tổ chức này hoạt động bằng cách chấp nhận các hệ thống Chứng chỉ rừng quốc gia phát triển thông qua tiến trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan và phù hợp với các ưu tiên và điều kiện của quốc gia đó.
Bắt đầu từ năm 2014, PEFC quyết định thâm nhập vào Việt Nam, thông qua Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS). Từ đó đến nay, nhiều hoạt động nhằm xây dựng Hệ thống Chứng chỉ rừng cho Việt Nam dưới sự bảo trợ của PEFC đã được tiến hành. Kết quả là dự thảo 5.0 về Quản lý rừng bền vững VNFCS FM và VNFCSCoC đã được Ban soạn thảo quốc gia thông qua.
Bộ tiêu chuẩn PEFC có 7 nguyên tắc:
·        Nguyên tắc 1: Duy trì và tăng cường các nguồn tài nguyên rừng và sự đóng góp của chung cho chu trình các-bon toàn cầu.
·        Nguyên tắc 2: Duy trì sức khỏe của hệ sinh thái rừng và sự tồn tại bền vững của hệ sinh thái rừng.
·        Nguyên tắc 3: Duy trì và thúc đẩy các chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).
·        Nguyên tắc 4: Duy trì, bảo tồn và tăng cường một cách phù hợp đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng.
·        Nguyên tắc 5: Duy trì và tăng cường một cách phù hợp chức năng bảo vệ trong quản trị rừng (đặc biệt là đất và nước).
·        Nguyên tắc 6: Duy trì các chức năng kinh tế – xã hội và các điều kiện của rừng.
·        Nguyên tắc 7: Tuân thủ pháp luật.
Vườn cây đạt tiêu chuẩn FSC phải đảm bảo 10 nguyên tắc. Trong ảnh: Vườn cây trồng xen tại Cao su Phú Riềng.

Bộ nguyên tắc QLRBV của Việt Nam
Bộ nguyên tắc Quản lý rừng bền vững (QLRBV) của Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/11/2014 của Bộ NN&PTNT, bao gồm 10 nguyên tắc:
·        Nguyên tắc 1: Tuân theo pháp luật Việt Nam và những thỏa thuận quốc tế.
·        Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài về đất đai và tài nguyên rừng.
·        Nguyên tắc 3: Quyền của người dân địa phương về quản lý, sử dụng rừng và đất rừng.
·        Nguyên tắc 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động đối với những hoạt động quản lý kinh doanh của đơn vị.
·        Nguyên tắc 5: Sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng. Trong sản xuất kinh doanh không được giảm những lợi ích từ rừng và phải đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
·        Nguyên tắc 6: Bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.
·        Nguyên tắc 7: Phương án QLRBV phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực hiện cụ thể.
·        Nguyên tắc 8: Thực hiện giám sát định kỳ về hiện trạng rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động đó.
·        Nguyên tắc 9: Duy trì những khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
·        Nguyên tắc 10: Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù hợp với các nguyên tắc từ 1 đến 9.
Mọi thắc mắc hay có nhu cầu chứng nhận quốc tế, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ cụ thể nhất.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng nhận ván dăm PB xuất khẩu Mỹ theo tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2

Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn CARB P2 , TSCA Title VI liên hệ với Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ. I, Tiêu chuẩn TSCA Title VI và CARB P2 là gì ? TSCA Title VI ( Toxic Substances Control Act) là tiêu chuẩn được đưa ra bởi ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ EPA (United States Environment Protection Agency) có giá trị đối với hầu hết các mặt hàng được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, các loại keo sử dụng trong sản xuất gỗ tại Mỹ và nhập khẩu vào Mỹ nhằm kiểm soát lượng khí thải formaldehyde trong sản phẩm. Chứng nhận CARB P2 thực chất là một chứng nhận liên quan đến việc kiểm tra khí thải độc lập của bang và kiểm toán nhà máy trong các quá trình sản xuất cho các nhà máy chủ yếu ở California, Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi, kể cả các dòng ván được sản xuất ở Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng phải đạt được chứng nhận này mới được phép nhập.         C...

Quy trình kiểm định bình áp lực - Vinacontrol

1.Kiểm định bình áp lực là gì? Thiết bị áp lực là loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì dù được sử dụng đúng mục đích và hướng dẫn nhưng trong quá trình làm việc vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất độc hại ra môi trường… Đó là nguy cơ gây tai nạn, thương vong cho con người. Kiểm định bình áp lực là một hoạt động kiểm tra sự an toàn của sản phẩm theo một tiêu chuẩn đưa ra nhằm đảo bảo an toàn cho người dùng. Kiểm định an toàn mang lại nhiều lợi ích trong đời sống cũng như sản xuất của con người. Chu kì kiểm định bình áp lực: - Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng; - Kiểm định định kỳ: Trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành cho từng loại thiết bị; - Kiểm định bất thường khi: Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn; Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị; Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nướ...

Tư vấn chứng nhận ISO 9001 với chi phí ưu đãi

Vinacontrol CE HCM luôn có mức chi phí ưu đãi, hợp lí khi chứng nhận hệ thống ISO 9001 đối với từng doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 9001 giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả vận hành tốt nhất 1.Khái quát về tư vấn ISO 9001 ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, Quality management system-Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng. Nếu doanh nghiệp chưa từng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, doanh nghiệp cần xây dựng các qui trình theo chuẩn chất lượng, Vinacontrol CE sẽ hỗ trợ chi tiết quý doanh nghiệp các ...