Ngành nông nghiệp năm vừa qua tăng
trưởng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự "thất thủ" của ngành hàng thịt lợn,
và hải sản bị EU giơ "thẻ vàng"... là những gam màu xám trong bức
tranh của ngành nông nghiệp.
Trong năm 2017, cả nông
sản, lâm sản, thủy sản đều thiết lập con số kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu:
kim ngạch nhóm nông sản tăng 15,7%; nhóm thuỷ sản tăng 18%; nhóm lâm sản tăng
9,2% so với năm 2016.
Một con số rất đáng ghi
nhận nữa là thặng dư tuyệt đối của ngành nông nghiệp đã đạt con số 8,55 tỷ USD,
tăng hơn 1 tỷ USD so với năm trước đó.
Ấn tượng rau quả, điều, thủy
sản, lâm sản
Giá trị xuất khẩu rau quả
năm 2017 ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam
với thị phần lần lượt là 75,7%, 3,7%, 2,9%, và 2,5%.
Xuất khẩu rau quả tăngmạnh vào các thị trường: Nhật Bản tăng 70,6%, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống
Nhất tăng 57,4%, và Trung Quốc tăng 54,9%.
Bên cạnh những thị trường
truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được
những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New
Zealand...
Nhận định về bức tranh
xuất khẩu rau quả năm 2017, ông Nguyễn Hữu Đạt - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả
Việt Nam cho hay, nối tiếp đà tăng trưởng của những năm gần đây, xuất khẩu rau
quả của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
đứng đầu trong tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu và đã vượt qua lúa
gạo và cả dầu khí.
Đạt được con số xuất khẩu
trên là do trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã cố gắng trong công tác
đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Cách đây gần một năm, các
chuyên gia ngành điều dự báo xuất khẩu nhân điều tiếp tục thuận lợi và sẽ lần
đầu tiên vượt mốc 3 tỷ USD vào năm 2017. Thế nhưng đến nay cho thấy con số thực
tế đã vượt xa dự báo.
Xuất khẩu hạt điều năm2017 đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về
giá trị.
Giá nhân điều xuất khẩu
bình quân tăng 22,3% so với năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì
là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là
35%, 15,6% và 12,9% trong tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu điều tăng
mạnh vào các thị trường: Nga tăng 56,3%, Hà Lan tăng 44,7%, Thái Lan tăng
41,4%, Hoa Kỳ tăng 27%, Anh tăng 24,8%...
Thập niên vừa qua đã
chứng kiến Việt Nam giành giật được vị trí "trung tâm chế biến điều của
thế giới" từ Ấn Độ đem về Việt Nam, và trở thành quốc gia xuất khẩy điều
lớn nhất thế giới.
Hiện toàn thế giới có
khoảng 3,4 triệu tấn điều nguyên liệu mỗi năm, thì Việt Nam đưa vào chế biến
tới 1,6 - 1,7 triệu tấn. Đến nay, Việt Nam là quốc gia nắm giữ những "bí
quyết" chế biến điều cho ra sản phẩm thơm ngon nhất thế giới, mà không
nước nào có được.
Thời gian gần đây, nhiều
nước đã nhập cả máy móc, công nghệ chế biến điều từ Việt Nam, nhưng các nhà máy
chế biến điều ở châu Phi vẫn không đạt được hiệu quả sản xuất, không cho được
sản phẩm thơm ngon và không cạnh tranh được với Việt Nam.
Xuất khẩu lâm sản ước đạt
8 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2016. Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nhật Bản là 3 thị
trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt
là 42,8%, 14%, và 13,5%.
Xuất khẩu gỗ tăng mạnh
vào các thị trường: Hoa Kỳ tăng 17,6%, Canada tăng 15,5% và Hàn Quốc tăng
15,3%.
Năm vừa qua cũng ghi nhận
sự hồi phục trong xuất khẩu nhiều loại nông sản như gạo, cà phê, cao su, sắn,
chè... tuy nhiên các mặt hàng này đều chưa giành lại được mốc cao nhất đã lập
từ nhiều năm trước đó.
Khối lượng gạo xuất khẩu
năm 2017 đạt 5,89 triệu tấn, đem về 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và
tăng 23,2% về giá trị so với năm 2016.
Năm 2017, nước ta xuất
khẩu 1,39 triệu tấn cao su, thu về 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và tăng
35,6% về giá trị so với năm trước.
Xuất khẩu chè năm 2017
đạt 140 nghìn tấn và 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá
trị so với năm 2016.
Xuất khẩu sắn và các sản
phẩm từ sắn năm 2017 ước đạt 3,95 triệu tấn và 1,04 tỷ USD, tăng 6,9% về khối
lượng và tăng 4,2% về giá trị.
Thất thủ thịt lợn, "vậnđen" hải sản
Bức tranh xuất khẩu nông
lâm thủy sản năm vừa qua cũng đã chứng kiến sự "thất thủ" của ngành
hàng thịt lợn, và sự suy giảm của các ngành hàng tiêu, cà phê.
Trong các ngành nông
nghiệp trọng điểm của nước ta, chăn nuôi là ngành yếu thế nhất khi nói về xuất
khẩu. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2017 ước đạt 2,75 triệu tấn, đứng thứ
sáu trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và Nga.
Phần lớn lợn nuôi được,
chủ yếu là xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Năm
2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con lợn
(33.000 con/ngày).
Năm 2017, xuất khẩu lợn
tiểu ngạch sang Trung Quốc gần như bị tê liệt hoàn toàn, khiến chăn nuôi lợn
"thất thủ", rơi vào cảnh cung vượt cầu, rớt giá và người chăn nuôi
thua lỗ triền miền suốt 1 năm rưỡi qua.
Theo các chuyên gia, việc
xuất khẩu các sản phẩm thịt của Việt Nam sang các nước, từ nhiều năm nay, vẫn
chưa có sự đột phá nào.
Với thịt lợn, xuất khẩu
chính ngạch chủ yếu là lợn sữa, với lượng xuất khẩu năm 2017 chỉ được gần
19.475,1 tấn, kim ngạch 78,38 triệu USD, giảm 54% về lượng và 22,7% về giá trị
kim ngạch so với năm trước.
Một sự "thất
thủ" khác đã đến với ngành thủy sản, khi lần đầu tiên bị "thẻ
vàng" tại EU, từ ngày 23/10/2017. Trong thời gian hiện nay, hoạt động xuất
khẩu hải sản của nước ta tạm thời vẫn được diễn ra bình thường, nhưng các lô
hàng bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ
Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi
phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường EU.
Bên cạnh đó, việc này
cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường
khác, đặc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái
xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các
biện pháp chống khai thác IUU.
Hướng tới mục tiêu 40 tỷ USD
năm 2018
Ngành Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đang có nhiều vấn đề cấp thiết trước mắt phải giải quyết
ngay.
Trước hết, cần phải nỗ
lực để xóa thẻ vàng cho xuất khẩu hải sản tại thị trường EU. Theo đó, Việt Nam
phải hoàn thiện thể chế quản lý, quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn
lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, thực
xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu Thủy sản và chấm dứt tình trạng tàu
cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Luật Thủy sản đã được
thông qua, cần phải nhanh chóng đưa vào cuộc sống, với các nghị định, thông tư
để đảm bảo hoạt động đánh bắt tuân thủ quy định của EU và thế giới. Đồng thời,
các bộ, ngành cần phối hợp nỗ lực làm việc với Ủy ban châu Âu để dỡ bỏ thẻ
vàng.
Mở cửa thị trường xuất
khẩu thịt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đặt ra. Tiếp sau lô thịt gà đầu tiên xuất khẩu đi Nhật ngày
9/9/2017 vừa qua, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các công ty chăn
nuôi rất quyết tâm để sớm đưa thịt lợn của Việt Nam ra thế giới.
Ông Gabor Fluit, Tổng
giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn De Heus (Hà Lan), cho biết: "Sau
thành công trong liên kết chuỗi xuất khẩu thịt gà đi Nhật, De Heus và các đối
tác đang cố gắng mở cửa xuất khẩu thịt lợn. Không có lý do gì thịt gà đã xuất
khẩu được vào Nhật mà thịt lợn lại không".
Cũng theo ông Gabor
Fluit, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu thịt lợn vào các thị trường như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại hội nghị tổng kết năm
2017 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
chốt mục tiêu năm 2018 phải đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lên mốc
40 tỷ USD. Nếu biết hóa giải những yếu kém, khai thác lợi thế, thì mục tiêu này
hoàn toàn khả thi.
Mọi thắc mắc hay có nhu cầu
tư vấn, chứng nhận hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại
thông tin liên lạc để được hỗ trợ cụ thể nhất.