Chứng nhận hợp chuẩn bồn bể bằng vật liệu composite được thực hiện theo TCVN 10594:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 14127:2008. ISO 14127:2008 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.
Chứng nhận hợp chuẩn bồn bể composite
Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.Chứng nhận hợp chuẩn bồn bể composite được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 10594:2014.
Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
✍Tìm hiểu chi tiết chứng nhận hợp chuẩn: https://vnce.vn/gioi-thieu-dich-vu-chung-nhan-hop-chuan
Phương pháp chứng nhận hợp chuẩn bồn bể composite
1.1. Phương pháp A (phương pháp loại bỏ nhựa)a. Quy trình A1: Quy trình đốt cháy
Khối lượng của mẫu thử được xác định trước và sau khi đốt cháy nhựa trong phần trên của ngọn lửa khử (không chứa oxy) của đèn đốt Bunsen.
CHÚ THÍCH Quy trình đốt cháy sử dụng khả năng dễ phân hủy tương đối của nhựa so với sợi cacbon trong khí trơ. Quy trình này bao gồm quá trình gia nhiệt mẫu thử vật liệu composite bằng ngọn lửa khử của đèn đốt Bunsen sao cho chỉ có phần nhựa bị loại bỏ khi đốt. Tuy nhiên, việc áp dụng quy trình này chỉ giới hạn đối với nhựa bị phân hủy hoàn toàn khi đốt cháy. Do đó, quy trình này không áp dụng được với nhựa không bị đốt cháy hoàn toàn, như hệ epoxy novolac và hệ brom hóa. Quy trình này cũng có hạn chế là độ chính xác của quá trình đốt cháy thấp hơn so với quy trình phá mẫu bằng axit nitric và phá mẫu bằng hỗn hợp axit sunphuric/hydro peoxit. Dù sao quy trình này vẫn có hiệu quả khi cần xác định nhanh vì có thể thực hiện an toàn và đơn giản.
Vì quy trình đốt cháy thiếu độ tin cậy nên chỉ sử dụng khi có sự thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp.
b. Quy trình A2: Quy trình phá mẫu bằng axit nitric
Khối lượng của mẫu thử được xác định trước và sau khi phá mẫu nhựa bằng axit nitric đậm đặc, mà không tác động nhiều đến sợi cacbon.
CHÚ THÍCH Cả quy trình phá mẫu bằng axit nitric và phá mẫu bằng hỗn hợp axit sunphuric/hydro peoxit dựa trên thực tế việc phá mẫu nhựa trong bể nóng chứa axit nitric hoặc hỗn hợp axit sunphutric/hydro peoxit nhanh hơn khi so sánh với sợi cácbon (thường bền với quá trình phá mẫu trong điều kiện tương tự). Quy trình này bao gồm quá trình ngâm composite trong bể nóng chứa một trong các hóa chất nêu trên sao cho chỉ có nhựa bị loại bỏ. Quy trình phá mẫu bằng axit nitric áp dụng được cho tất cả các loại nhựa epoxy trừ các chất đóng rắn anhydrit axit. Quy trình phá mẫu bằng hỗn hợp axit sunphuric/hydro peoxit áp dụng được cho tất cả các loại nhựa epoxy, phenolic và polyamit.
c. Quy trình A3: Phá mẫu bằng hỗn hợp axit sunphuric/hydro peoxit
Khối lượng của mẫu thử được xác định trước và sau khi phá mẫu nhựa trong hỗn hợp của axit sunphuric và hydro peoxit, miễn là sợi cácbon không bị tác động.
1.2. Phương pháp B (Phương pháp đo độ dày)
Độ dày của composite được xác định trên toàn bộ bề mặt của composite. Sử dụng các giá trị khối lượng trên đơn vị diện tích và khối lượng riêng của vật liệu gia cường đã biết, có thể tính được hàm lượng của sợi trong composite.
Quý đơn vị cần thử nghiệm, Chứng nhận hợp chuẩn bồn bể bằng vật liệu composite liên hệ hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.